ads

Slider[Style1]

Style2

Style3[OneLeft]

Style3[OneRight]

Style4

Style5

Trong 2 ngày 27 và 28/9, Sở Nội Vụ tỉnh Bình Định phối hợp với Vụ Công tác Thanh niên, Bộ Nội Vụ tổ chức phỏng vấn tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 – 2020 (gọi tắt "đề án 500").

Đây là đề án của Chính phủ nhằm tuyển chọn trí thức trẻ về làm công việc chuyên môn tại các xã trong cả nước.

Theo đó, tỉnh Bình Định được phân bổ 15 chỉ tiêu cho 3 chức danh (văn phòng - thống kê, văn hóa- xã hội, địa chính- nông nghiệp- xây dựng và môi trường) cho 15 xã thuộc 6 huyện: An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát.

Kết quả, có 233/244 ứng viên tham gia đăng ký đủ điều kiện phỏng vấn, trong đó có 5 trình độ Thạc sĩ; 1 tốt nghiệp Đại học loại Xuất sắc, 15 loại Giỏi; 137 loại Khá.
Thí sinh tham gia phỏng vấn tình nguyện về các xã vùng khó khăn trong Đề án 500
Tham gia buổi phỏng vấn, tình nguyện Đặng Hồng Thái (24 tuổi, ở thị xã An Nhơn, Bình Định) tốt nghiệp trường CĐ Giao thông vận tải – TP. HCM trở về quê vừa làm công nhân thi công cầu đường tại Công ty CP Đài Tín, vừa tranh thủ thời gian học liên thông đại học. Dù công việc không quá vất vã, thu nhập tạm ổn, nhưng Thái tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi của dự án này.

Nếu trúng tuyển trong lần phỏng vấn này, Thái sẽ được cử về công tác ở xã miền núi Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh) ở chức danh địa chính – xây dựng và môi trường. “Dù công việc hiện tại thu nhập cũng tạm ổn, gần gia đình, nhưng là một đảng viên trẻ tôi muốn cống hiến sức trẻ, giúp bà con vùng đặc biệt khó khăn. Nếu trúng tuyển đợt này, tôi sẽ có gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Sau 5 năm, nếu địa phương thấy mình làm tốt thì mình sẵn sàng ở lại tiếp tục cống hiến. Đã tình nguyện thì dù ở đâu, khó khăn thì em vẫn quyết tâm làm cho tốt nhiệm vụ”, Thái chia sẻ.

Theo ông Phạm Văn Nam - Chánh văn phòng Sở Nội Vụ Bình Định cho biết, việc tăng cường trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học về các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc và cùng núi để bố trí thực hiện công việc của các chức danh công chức theo như cầu sử dụng nhân lực của từng xã nhằm tăng cường, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức xã, giúp cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Công tác tuyển chọn Đội viên phải công khai, công bằng, khách quan, dân chủ, cạnh tranh và đúng quy định để lựa chọn những người có đủ phẩm chất, năng lực và các điều kiện theo yêu cầu, tiêu chuẩn của chức danh công chức chuyên môn cần tuyển chọn.
Theo: dân trí

About Unknown

Đơn giản chỉ là chia sẻ - Theo đuổi đam mê - Thành công sẽ đuổi theo bạn
«
Bài đăng mới hơn
Bài đăng Mới hơn
»
Bài đăng cũ hơn
Bài đăng Cũ hơn

Top